Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Bệnh viêm amidan khi nào nên cắt?

Amidan là những tế bào lympho có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Amidan cũng chính là nơi sản sinh ra kháng thể IgG rất quan trọng trong miễn dịch. Amidan được coi là hàng rào miễn dịch vùng mũi họng. Tuy nhiên cấu tạo của amidan có nhiều hốc, vì thế những yếu tố gây ra bệnh rất dễ tấn công gây ra bệnh viêm amidan, là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm Amidan có thể là viêm cấp, viêm amidan cấp tái phát, viêm amidan mạn, viêm tấy hay là áp xe quanh amidan. Diễn tiến của bệnh thường rất phức tạp, có thể tự khỏi mà không cần phài chữa trị nhưng cũng có thể trở nên mãn tính làm ảnh hưởng tới sức khỏe cuộc sống của người bệnh. Hiện nay việc điều trị amidan thường dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan bị viêm, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa phòng khám tai mũi họng uy tín tại hà nội tìm hiểu rõ trường hợp nào cần cắt amidan dưới đây nhé!

Xem thêm:


Đặc điểm của bệnh viêm amidan

Người bị bệnh viêm amidan thường có một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết như: sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng , ăn uống khó khăn, hơi thở có mùi khó chịu, sưng hạch dưới hàm, hạch cổ trước, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp…..nếu không được chữa trị kịp thời có thể bị những biến chứng như là viêm tấy quanh amidan, áp-xe quanh amidan, áp xe amidan , áp xe hạch cổ viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm khí - phế quản , đặc biệt là viêm amidan do liên cầu trùng có nguy cơ dẫn đến biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc tố liên cầu nhóm A.

Bệnh viêm amidan khi nào nên cắt?
Bệnh viêm amidan khi nào nên cắt?

Những trường hợp cần phải phẫu thuật điều trị bệnh viêm amidan

Amidan là một hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân làm phát sinh bệnh cho cơ thể, do đó cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi bạn muốn cắt bỏ amidan. Thông thường các bác sĩ thường chỉ định các đối tượng sau đây nên cắt bỏ amidan đó là:

- Viêm amidan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm. Viêm amidan mạn tính kéo dài nhiều ngày đã được chữa trị bằng nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần nhưng người bệnh vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
- Ápxe quanh amidan hơn một lần phải nhập viện điều trị .
- Viêm amidan dẫn tới biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang….tái phát nhiều lần .
- Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ra tình trạng ngủ ngáy, ngủ không ngon, có những cơn dừng thở trong khi ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan.
- Có thể thực hiện phẫu thuật cắt amidan với bất cứ độ tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Dù vậy có những trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn cần phải cắt amidan khi amidan quá to gây ra những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hay gây ra biến chứng.

Dù vậy lúc chỉ định những bệnh nhân cần cắt bỏ viêm amidan nhưng bác sĩ vẫn buộc phải cân nhắc tới một số trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Còn trì hoãn cắt amidan nếu như người bị bệnh đang bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính chữa trị còn chưa ổn định hoặc ở vùng hiện đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc trong thời gian hành kinh…

Phẫu thuật cắt amidan có thể điều trị viêm amidan dứt điểm tuy nhiên bạn cũng mất đi 1 cơ quan miễn dịch của cơ thể, chính vì thế nên nếu như không thực sự cần thiết thì bạn không nên cắt viêm amidan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét